Tham vọng về mã QR thanh toán duy nhất cho cả thế giới
Lượt xem: 25
Một thử nghiệm ở Singapore mới đây đã chỉ ra tính khả thi của việc tích hợp các ứng dụng thanh toán và ví điện tử khác nhau vào một hệ thống chung duy nhất.

Năm 1994, khi kỹ sư Masahiro Hara tại công ty Denso Wave phát minh ra mã vạch hai chiều QR, ông không thể ngờ rằng hệ thống ghi nhãn các phụ tùng ô tô của mình sẽ trở thành một trụ cột quan trọng trong hoạt động trao đổi tiền tệ toàn cầu.

anh tin bai

Chú thích ảnh

 

Nằm ngoài mong đợi của ông Hara, sáng kiến này đã trở thành một hình thức chuyển tiền không cần tiếp xúc được ưa chuộng trên khắp châu Á và Mỹ Latinh, khởi đầu với ứng dụng thanh toán Alipay và WeChat của Trung Quốc cách đây 12 năm. Những người bán hàng nhỏ lẻ không đủ kinh phí để mua thiết bị quẹt thẻ tín dụng đắt tiền chính là những người được hưởng lợi lớn nhất. Cùng với đó là những người tiêu dùng không có khả năng tiếp cận tài khoản ngân hàng. Chỉ riêng tại Đông Nam Á, đã có 80 loại ví điện tử được trên 200 triệu người sử dụng.

 

Bây giờ là thời điểm để hướng đến điều quan trọng tiếp theo: Tích hợp các ứng dụng thanh toán khác nhau để một ngày nào đó một mã QR duy nhất sẽ hoạt động ở mọi nơi trên thế giới.

 

Pix QR của Brazil, UPI QR của Ấn Độ, QRIS của Indonesia, QR Ph của Philippines và SGQR của Singapore đều là những ví dụ thành công khi thực hiện ý tưởng rằng người bán không cần phải giơ ra nhiều loại mã vạch để nhận tiền từ các nguồn khác nhau.

 

Một mã QR duy nhất sẽ tương thích với mọi ứng dụng và ví của người tiêu dùng. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải đạt được một mục tiêu khác nữa. Đó là khách du lịch nước ngoài phải có khả năng sử dụng điện thoại thông minh và thanh toán hóa đơn giống như người dân địa phương. Các hệ thống thanh toán quốc gia, giống như của Ấn Độ, đang tích cực tham gia những thỏa thuận cho phép những quốc gia khác cùng sử dụng.

 

Các nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đang liên kết mã QR chung của khối này với 18 triệu khách du lịch nội vùng chi tiêu khoảng 19 tỷ USD mỗi năm. Theo Tập đoàn Tư vấn Boston, với tiềm năng chiếm thị phần 15% - 20% lượng giao dịch, mã QR chung của ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chi tiêu của người tiêu dùng trị giá 4 tỷ USD và truyền cảm hứng cho phần còn lại của thế giới.

 

Để đi được đến vạch đích như vậy, cần phải xây dựng những nền tảng vững chắc. Việc hợp nhất các kênh thanh toán vào một kho lưu trữ duy nhất hiện chưa dễ dàng. Ví dụ: các cửa hàng ở Singapore hiển thị mã QR chung cần phải tự đăng ký nhiều phương thức thanh toán. Chỉ khi đó họ mới có thể chấp nhận Alipay, GrabPay, NETS, ShopeePay và UnionPay, cùng nhiều dịch vụ khác.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập