Tình đoàn Lào Cai tiếp tục triển khai hỗ trợ chế phẩm sinh học cho các mô hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 68
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế phẩm nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, việc sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Thực hiện phong trào Tuôi trẻ Lào Cai chung tay xây dựng nông thôn mới - giảm nghèo bền vững năm 2021, Ngày 06/5/2021, Tỉnh đoàn Lào Cai tiếp tục trao tặng 500 kg chế phầm sinh học Trichoderma cho ĐVTN và nhân dân 02 xã xã Quan Hồ Thẩn, Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai) để ủ phân hữu cơ, xử lý nấm và cải tạo môi trường.

ĐVTN xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai) sử dụng CPSH Trichoderma để xử lý nấm

CPSH là những sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật... Các CPSH được sản xuất phục vụ trong nông nghiệp được người dân sử dụng, như: phân bón sinh học, đệm lót sinh học, men ủ vi sinh phục vụ cho chăn nuôi, các chế phẩm bổ sung vi sinh vật có lợi cho nguồn nước, thức ăn vi sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản, chế phẩm vi sinh, thảo mộc giúp xử lý chất thải môi trường... Từ những hiệu quả mà CPSH mang lại, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng các CPSH để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Vườn lê Tai Nung (xã Quan Hồ Thẩn - huyện Si Ma Cai) sử dụng phân hữu cơ ủ từ chế phẩm sinh học 

Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Nghĩ quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nông nghiệp hữu cơ đang ngày có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh đã và đang đem lại những hiệu quả ngày càng rõ nét giúp xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các địa phương.

Anh Tráng Seo Xà - Bí thư Đoàn thanh niên xã Quan Hồ Thẩn bên vườn lê VH6 của gia đình

Huyện Si Ma Cai xác định mũi nhọn nông nghiệp địa phương là phát triển cây ăn quả ôn đới, hiện có khoảng 120 ha lê VH6, được canh tác theo phương pháp hữu cơ, bảo đảm sản phẩm sạch và bền vững. Huyện Si Ma Cai đã phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản- thủy sản Lào Cai và Công ty cổ phần nông nghiệp CNC Thiên Trường, thành phố Hà Nội để quy hoạch vùng sản xuất lê VH6 theo tiêu chuẩn VietGap tại Lùng Thẩn, nhằm đưa ra thị trường sản phẩm lê quả tươi chất lượng cao tiến tới đề nghị hội đồng OCOP cấp tỉnh đáng giá phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021. 

Vườn dược liệu Tam thất được hỗ trợ chế phẩm trồng theo phương pháp hữu cơ tại xã Lùng Thẩn - huyện Si Ma Cai

Mô hình trải nghiệm du lịch online bên những trái lê Tai Nung trồng theo phương pháp hữu cơ

Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ các mô hình nông nghiệp tiêu biểu của thanh niên tỉnh phát triển theo hướng bền vững, tận dụng các nguồn rác thải hữu cơ sẵn có, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ quá trình chăm sóc và mở rộng các giống cây trồng hiệu quả, có giá trị kinh tế cao. Tính đến nay, Tỉnh đoàn Lào Cai đã tiến hành hỗ trợ 756 kg chế phẩm sinh học Trichoderma cho đoàn viên thanh niên xã Cốc Mỳ - huyện Bát Xát, xã Quan Hồ Thẩn, Lùng Thẩn - huyện Si Ma Cai, số lượng còn lại được chuyển giao cho 02 xã xã Pha Long, Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) để đoàn viên thanh niên và nhân dân ủ phân hữu cơ, xử lý phân chuồng, xử lý nấm cho cây trồng. Với sự hướng dẫn của đội hình tình nguyện chuyển giao khoa học kỹ thuật tỉnh Lào Cai, phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, thanh niên nông thôn sẽ có điều kiện để triển khai các mô hình nông nghiệp theo hướng bền vững, tận dụng hiệu quả những tiến bộ khao học trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới chuẩn hóa sản phẩm, đăng ký xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh Lào Cai.

 

Ban Phong trào
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập